Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

An Giang phấn đấu đến năm 2030 có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch

Ngày đăng: 18/07/2022

 

Theo số liệu thống kê tính đến năm 2020, An Giang có 1.904.532 dân số, mật độ dân số 538 người/km2 , dân cư tập trung phần lớn ở sông Tiền, sông Hậu và Quốc lộ 9, khu vực thành thị chiếm 31,59% dân số tương đương 761.810 dân, khu vực nông thôn chiếm 68,41% dân số tương đương 1.142.722 dân. An Giang hiện có 167 trạm cấp nước nông thôn tập trung đảm nhiệm cung cấp nước cho các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, tài nguyên nước mặt của An Giang tương đối dồi dào, nhưng đó không phải là nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao, hồ... đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau. Nước ngầm nhiều nơi hiện nay đang trở nên bị ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu do không khí bị ô nhiễm, các khu nuôi công nghiệp ở một số nơi không có hệ thống xử lý nước thải... làm ô nhiễm môi trường nước.

Thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý, đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới. An Giang phấn đấu đến năm 2030 có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt với số lượng tối thiểu 100 lít/người/ngày; 100% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và 100% gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân; Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt. 15% nước thải sinh hoạt được xử lý. 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi Đồng thời, phấn đấu đến năm 2045 có trên 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững. 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt. 30% nước thải sinh hoạt được xử lý. Trên 95% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. 

Để đạt mục tiêu cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo phục vụ người dân nông thôn, Địa phương thực hiện các giải pháp như hoàn thiện thể chế, chính sách; Thông tin – giáo dục – truyền thông; Cấp nước sạch nông thôn; Xử lý chất thải chăn nuôi; Khoa học và công nghệ; Nguồn nhân lực; Hợp tác quốc tế; Tổ chức giám sát đánh giá; Tập trung huy động nguồn lực đầu tư.  

Về hoàn thiện thể chế, chính sách cần rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương về nước sạch và vệ sinh nông thôn; Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn, từng bước đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho người dân nông thôn và đảm bảo vệ sinh môi trường; Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, bảo đảm thực hiện hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ an sinh xã hội.

Về  Thông tin – giáo dục – truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chiến lược, Kế hoạch thực hiện đến    các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nước sạch và vệ sinh nông thôn; Tổ chức phát động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm và triển khai các hoạt động hưởng ứng; Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; đảm bảo vệ sinh hộ gia  đình, vệ sinh cá nhân; hướng dẫn người dân chủ động tích, trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt. 

Về cấp nước sạch nông thôn: Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về nước sạch và vệ sinh nông thôn;   Đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung nông thôn cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực  biên giới từ nguồn vốn ngân sách trung ương;  Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; Kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư công trình cấp nước tập trung nông thôn. Song song đó,  cấp nước quy mô hộ gia đình thực hiện triển khai thí điểm hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình phù hợp vùng, miền để nhân rộng mô hình; Hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng vật liệu thu, xử lý, trữ nước an toàn  hộ gia đình;  Xây dựng Hướng dẫn thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn đảm bảo ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn;  Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý vận hành công trình cấp  nước sạch nông thôn sau đầu tư; Rà soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đơn vị quản lý, vận hành và năng lực quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn tại địa phương, nhất là với công trình hoạt động kém hiệu quả; Hỗ trợ kỹ thuật quản lý, vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới. 

Ngoài ra, xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi;  Tăng cường hướng dẫn kiểm tra tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi.  Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, giải pháp cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, xét nghiệm nhanh chất lượng nước phục vụ sinh hoạt, ưu tiên công nghệ đơn giản, giá thành phù hợp với khả năng chi trả của người dân; Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh trong giám sát nguồn nước, chất lượng nước, thực hiện số hóa, tự động hóa công tác quản lý vận hành và bảo vệ công trình; Nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt; thu gom, xử lý và trữ nước mưa đảm bảo chất lượng; công nghệ xử lý nước quy mô hộ gia đình đảm bảo vận hành đơn giản, hiệu quả; khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, sóng, gió,... trong  sản xuất nước sạch và xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi.  Tiếp nhận, tổ chức chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại trong hoạt động nước sạch và vệ sinh nông thôn với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước; Huy động nguồn lực hỗ trợ từ các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế thực hiện các mục tiêu, giải pháp trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh nông thôn. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác có mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Cần rà soát, sửa đổi bộ chỉ số theo dõi đánh giá về nước sạch nông thôn phù hợp với thực tế; Hướng dẫn và giám sát đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí về nước sạch và vệ sinh nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp;  Kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động nước sạch nông thôn, triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn tại địa phương; Tổ chức Hội nghị, hội thảo, tham vấn về các nội dung thực hiện Chiến lược; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

Bên cạnh, Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn; bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực về quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước và cấp nước an toàn khu vực nông thôn; phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; chỉ đạo, triển khai các chương trình, đề án, dự án để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện việc lồng ghép nội dung Kế hoạch vào Quy hoạch tỉnh, các quy hoạch liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác của tỉnh./.

 

message zalo