Đang tải...
Dù siêu bão Helene đã đi qua nhưng tại bang Bắc Carolina (Mỹ), hàng chục nghìn cư dân vẫn đang phải đối diện với khó khăn do thiếu nước sạch.
Thủ đô của Đức đang gặp vấn đề với nhiệt độ tăng cao và hạn hán. Vì vậy, Berlin đã nghiên cứu các giải pháp thu thập và lưu trữ nước mưa để biến thành một thành phố bọt biển.
Nước rất cần thiết cho sự sống nhưng lại là nguồn tài nguyên đang bị đe dọa. Chúng ta nói nhiều về khủng hoảng khí hậu trong những năm gần đây nhưng ít khi nhắc đến tình trạng khan hiếm nước. Thực tế, khan hiếm nước ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới. Một số quốc gia có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn những quốc gia khác.
Một nhà máy khử muối do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) điều hành đặt tại Rafah, Ai Cập đang tiến hành cung cấp nước sạch cho Dải Gaza.
Biến đổi khí hậu cùng với các hình thái thời tiết cực đoan đang là thách thức mang tính toàn cầu. Khi mùa hè đang bước vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm thì cũng là lúc nhiều khu vực phải đau đầu tìm lời giải cho bài toán “khát nước sạch”. “Khát nước sạch” nhưng lại khô hạn triền miên, đó là một vòng luẩn quẩn. Biến nước thải thành nước sạch, đảm bảo cho sinh hoạt. Nghe có vẻ phi lý nhưng lại chính là giải pháp mà chính quyền bang California của Mỹ đang cho phép triển khai để ứng phó với tình hình cấp bách hiện nay.
“Không có nước thì không có thức ăn, không có hòa bình, không có sự sống, vì vậy, nước phải được quản lý tốt vì mỗi giọt đều quý giá”. Đó là nhấn mạnh của Tổng thống Indonesia Joko Widodo - nước chủ nhà của Diễn đàn Nước thế giới (WWF) năm nay. Tuy nhiên, dù đóng vai trò sống còn là vậy, nhưng với nhân loại nhiều năm qua, nước lại là nỗi âu lo thường trực chưa có giải pháp tháo gỡ hiệu quả.