Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Thanh Hóa nhiều giải pháp nâng tỷ lệ người dân vùng nông thôn được sử dụng nước sạch

Ngày đăng: 30/09/2019

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian qua chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương quan tâm; chỉ tiêu nước sạch đã trở thành tiêu chí phát triển kinh tế, xã hội hằng năm của tỉnh. Bên cạnh đó, nhận thức của nhân dân trong tỉnh đối với nước sạch ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng nước tăng. Nhờ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, nên thời gian qua Thanh Hóa đã có thêm một số nhà máy nước sạch do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Hiện nay, toàn tỉnh có 22 nhà máy cấp nước sạch nông thôn tập trung cấp nước sạch cho 114 xã; có 10 công trình cấp nước sạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện, với quy mô cấp nước cho 68 xã và có 462 công trình cấp nước do cộng đồng quản lý. Ngoài ra, hiện có 4 nhà máy nước đang mở rộng quy mô cấp nước. Vì vậy, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn đạt hơn 94%, trong đó tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt hơn 50%.

Việc đưa nước sạch về vùng nông thôn tại Thanh Hóa đang giúp người dân thay đổi cuộc sống. Nhiều nơi, từ khi có nước sạch sử dụng đã không còn dùng nước không bảo đảm trong sinh hoạt. Điển hình như xã Hà Dương huyện Hà Trung, trước đây người dân phải dùng nước giếng khoan hoặc nước mưa không bảo đảm vệ sinh dùng hàng ngày. Nhưng từ năm 2017, người dân nơi đây đã có nước sạch sử dụng nên chất lượng cuộc sống đã nâng lên rõ rệt. Đến nay, toàn xã đã có 750/850 hộ đăng ký sử dụng nước sạch. Trong đó hai thôn Đoài Thôn và Cao Lũng có 100% số hộ sử dụng nước sạch. Để đạt kết quả đó, xã Hà Dương đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch của người dân. Từ nay đến cuối năm 2019, xã phấn đấu có 100% số hộ dân được sử dụng nước sạch.

Tuy nhiên, việc cấp nước sạch tới vùng nông thôn của tỉnh cũng đang gặp khó khăn do bị tác động của thời tiết, nhất là khu vực vùng núi, xâm nhập mặn vùng ven biển; kinh phí duy tu, bảo dưỡng các công trình xuống cấp không có nên không bền vững; các công trình cấp nước tự chạy ở miền núi đa phần là chưa có cơ chế thu tiền dịch vụ nên hoạt động chưa bền vững; việc thu hút đầu tư qua xã hội hóa nước sạch còn chậm do nhận thức của người dân nông thôn nhiều nơi về vai trò nước sạch đối với sức khỏe chưa cao nên nhu cầu sử dụng ít, khả năng hoàn vốn chậm…

Để tiếp tục nâng tỷ lệ người dân vùng nông thôn được tiếp cận nước sạch, thời gian tới tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà máy nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa. Đối với khu vực miền núi sau khi đầu tư các công trình cấp nước tự chảy cần nghiên cứu giải pháp, cơ chế, mô hình để tổ chức quản lý triển khai hiệu quả công tác thu tiền dịch vụ đối với các công trình cấp nước tự chảy giúp việc duy trì công trình hoạt động bền vững. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe và đời sống nhân dân nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong sử dụng nước sạch…

 

message zalo