Đang tải...
Ngày đăng: 04/09/2019
Nước và vệ sinh là một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng, bởi lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.
Theo thống kê của Tổ chức UN-Water, hiện nay khoảng 1,9 tỉ người sống trong các khu vực khan hiếm nước; 2,1 tỉ người không được tiếp cận các dịch vụ về nước uống bảo đảm an toàn. Dự kiến, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2 tỉ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể sẽ tăng 30% so với hiện nay. Hiện cũng đang có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh. Cũng theo thống kê của UN-Water, ước tính trên 80% lượng nước thải trên toàn cầu, xả ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý hoặc không được tái sử dụng.
Liên Hiệp Quốc cũng chỉ ra hiện có 1,8 tỉ người trên thế giới sử dụng nguồn nước uống có chứa vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn... Điều đó cũng khiến cho 842.000 người chết mỗi năm do ảnh hưởng của các căn bệnh này. Nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. WHO cho biết bệnh truyền nhiễm do tình trạng thiếu nước và môi trường sống mất vệ sinh khiến nhiều trẻ sơ sinh tử vong.
Những con số thống kê cho thấy thách thức không nhỏ cho các quốc gia trong đó có Việt Nam về việc bảo vệ và tái tạo nguồn nước sạch cho cộng đồng.
Thạc sĩ Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC- Đại học Quốc gia TP.HCM nhận định trên Red Tiếng Việt, hiện nay nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ nước sông, một phần là từ nước ngầm. Cả hai nguồn nước đó thì mức độ ô nhiễm càng ngày càng tăng lên, đó là điều đáng quan ngại. Tuy rằng so với nhiều năm trước đây thì chất lượng nước có cải thiện phần nào, do những hệ thống vệ sinh môi trường xây dựng bắt đầu đưa vào hoạt động. Nhưng nguồn nước ngầm thì vẫn còn ô nhiễm, vì chưa được khắc phục một cách thỏa đáng.
Nỗ lực cải thiện nguồn nước
Trong nhiều năm nay, không chỉ chính phủ mà các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng luôn nỗ lực trong các chương trình bảo vệ nguồn nước sạch. Đơn cử như Coca-ColaViệt Nam đã hợp tác cùng các cơ quan chính quyền địa phương và tổ chức phi chính phủ, thực hiện nhiều chương trình cải thiện, cung cấp nguồn nước, mang lại 2 tỉ lít nước sạch cho hơn 70.000 người tại Việt Nam. Tiêu biểu như dự án “Nước sạch vì cộng đồng” đã đưa 250 triệu lít nước sạch đến với bà con, xây dựng hơn 27.000 km đường ống nước và gần 2.000 công trình lọc nước.
Ngoài ra, dự án Trung tâm Hoạt động Cộng đồng EKOCENTER được thành lập từ năm 2015 cũng đã cung cấp hơn 5 triệu lít nước sạch cùng các lợi ích thiết thực khác như lớp kỹ năng, chương trình sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe khác cho người dân.
Dự án đặc biệt thể hiện được tính linh hoạt và sự thấu hiểu tình hình thực tế ở mỗi địa phương trên khắp cả nước.
Cụ thể, vào năm 2017 để góp phần giải quyết vấn đề nguồn nước do ảnh hưởng biến đổi khí hậu của Bến Tre, Coca-Cola Việt Nam đã phối hợp cùng ĐH Công nghiệp TP.HCM lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước mặn trước khi nguồn nước được đưa qua hệ thống xử lý của EKOCENTER. Nhờ vậy, nhu cầu nước sạch của người dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã được giải quyết.
Không chỉ mang nước sạch đến với cộng đồng, Coca-Cola và WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam còn hợp tác triển khai dự án bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp). Dự án đã tạo ra những con số ấn tượng như lượng nước ngọt bổ sung ra môi trường xung quanh lên đến 10 tỉ lít/năm, diện tích các sinh cảnh tự nhiên tăng gấp ba lần.
Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam cũng đưa cam kết: Mỗi lít nước được sử dụng, Coca-Cola sẽ trao trả một lít nước lại cho cộng đồng, góp một phần không nhỏ ảnh hưởng tích cực lên môi trường.