Đang tải...
Ngày 1/11, tại Thái Nguyên, Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển bền vững nước sạch và vệ sinh môi trường thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội thảo đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu và quyền cơ bản của mỗi người, nhưng tại nhiều vùng nông thôn, chất lượng nước sạch vẫn chưa được bảo đảm. Sẽ ra sao khi nguồn nước - nguồn sống của con người lại trở thành mối đe dọa sức khỏe?
Gần 2 tháng sau vụ vỡ đạp bùn thải ở Bắc Kạn, nhiều hộ dân tại huyện Chiêm Hóa vẫn đang loay hoay, vật lộn kiếm tìm nước sạch.
Báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang, đợt mưa lũ vừa qua đã làm 13 công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng, gây gián đoạn trong việc cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Lũ qua đi, nước rút, để trơ lại trên mặt đất một lượng bùn và rác thải khồng lồ. Khi mưa ngừng, nắng lên, rác tồn ứ trong khu dân cư mà sức người không thể dọn sạch ngày một ngày hai đang ẩn chứa những mầm mống dịch bệnh. TS, bác sĩ Vũ Quốc Ðạt - giảng viên Ðại học Y Hà Nội nhận định: “Rác thải sau lũ là nguồn ổ nhiễm khuẩn rất lớn đối với các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa và các bệnh nhiễm trùng nặng lây truyền từ động vật sang người”. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng sớm phát đi cảnh báo: “Tại các khu vực bị úng ngập, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết… lẫn vào nước sông, suối, ao hồ...”.