Đang tải...
Ngày đăng: 26/07/2019
Theo khảo sát của các nhà khoa học, phần lớn nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều bị nhiễm amoni rất nặng, vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế rất nhiều lần.
Theo đó, những tỉnh, thành như: Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương được cho là những địa phương bị nhiễm amoni cao.
Tuy nhiên, trong đó ở khu vực Hà Nội vẫn dẫn đầu, đặc biệt các khu vực như đường Láng, Tân Tây Đô, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông, Từ Liêm… thì trên 50% mẫu nước sinh hoạt lấy tại các trạm cấp nước ở những khu vực này đều có hàm lượng amoni vượt tiêu chuẩn trên 3 – 5 lần, thậm chí có nhiều khu vực còn vượt trên 8 lần (hàm lượng amoni đạt 12mg/l).
Cách kiểm tra nước bị nhiễm amoni |
Nguồn nước nhiễm amoni có biểu hiện mùi khai, tuy nhiên khi hàm lượng của chúng trên 20mg/l chúng ta mới ngửi thấy mùi khai. Dưới mức trên, bạn phải mang mẫu nước đi phân tích thì mới phát hiện được có amoni trong nước.
Ngoài ra, người dân có thể tự kiểm tra trong nước sinh hoạt của mình có nhiễm amoni hay không bằng cách dùng nước để luộc thịt. Nếu sau 30 phút luộc, thịt lợn vẫn còn giữ lại màu tươi như thịt sống thì có nghĩa là nước đã bị nhiễm amoni nặng.
Tác hại của việc dùng nước nhiễm amoni
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít
Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) là “thức ăn” để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan.
Khi cơ thể không may ăn phải đồ ăn hay thức uống có chứa Nitorit thì cơ thể sẽ hấp thu Nitorit vào máu, chất này ngay lập tức tranh Oxy của hồng cầu làm Hemoglobin mất khả năng lấy Oxy dẫn tới tình trạng thiếu máu, xanh da.
Đối với trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi ăn phải amoni có thể làm trẻ chậm phát triển, gây bệnh về đường hô hấp.
Đối với người lớn Nitorit kết hợp với axit amin trong thức ăn tạo thành một hợp chất Nitrosamin gây tổn thương di truyền tế bào - nguyên nhân dẫn tới ung thư.
Theo tổ chức Y tế thế giới cũng như các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/l đối với nitrit và nitrat tương ứng nhằm ngăn ngừa bệnh mất sắc tố máu (methaemoglobinaemia) đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Phương pháp xử lý nước nhiễm amoni hiện nay
Có nhiều phương pháp xử lý nước khác nhau như: Xây dựng bể lắng, bể lọc, dùng các thiết bị, máy lọc nước để xử lý nước.
Nhưng dù cách nào thì để xử lí nguồn nước bị nhiễm Amoni vẫn là: Phương pháp khử ion Amoni và khử Nitrate NO3-.
Nói chung việc khử ion Amoni khá phức tạp, chỉ dành cho những người am hiểu về hóa học cũng như cần một số hóa chất chuyên dụng. Trong phạm vi gia đình, chúng ta có thể chọn cách đơn giản nhất là phương pháp sinh học như sau:
Lọc nước đã được khử hết sắt và cặn bẩn qua bể lọc chậm hoặc bể lọc nhanh, thổi khí liên tục từ dưới lên.
Do quá trình hoạt động vi khuẩn Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2-thành NO3- . Quá trình diễn ra theo phương trình:
NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O
1.02NH4++ 1.89O2 + 2.02HCO3- → 0.21C5H7O2N + 1.0NO3- + 1.92 H2CO3 + 1.06H2O
Tuy nhiên, để cho an toàn, bạn hãy lấy ý kiến tư vấn từ chuyên gia để mua những máy lọc nước chuyên xử lý nước nhiễm amoni, sắt, mangan, magie… có kích thước phù hợp với phạm vi sử dụng trong gia đình.