Đang tải...
Ngày đăng: 12/11/2019
Trong đó 282 công trình hoạt động bền vững, 285 công trình hoạt động bình thường. Nhưng vẫn có tới 75 công trình (gần 12%) hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không còn hoạt động. Tỷ lệ này được đánh là thấp hơn so với các tỉnh khác, nhưng vẫn là con số rất lớn cần có giải pháp khắc phục.
Ví dụ hệ thống nước sạch tại Bản Hon, Lủng Điếc thuộc “Tiểu dự án cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn” cụm xã Hà Hiệu và Bành Trạch, huyện Ba Bể được xây dựng hoàn thành và bàn giao cho địa phương từ cuối năm 2017, xong bỏ phí gần 2 năm không hoạt động.
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Lục Bình, huyện Bạch Thông sau khi hoàn thành đi vào sử dụng, thì hoạt động phập phù, hầu hết các nguồn nước được dẫn về đều ít nhiều bị hư hỏng, mất nước thường xuyên.
Xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhưng từ lâu đã hư hỏng và không phát huy được công năng sử dụng. Đa số người dân phải đi lấy nước từ nơi khác về dùng, một số hộ thì tự bỏ tiền ra đầu tư giếng khoan, hoặc tự đào giếng khơi.
Đó chỉ là những công trình nước sạch tập trung nông thôn điển hình cho việc không phát huy được hiệu quả, thậm chí là không đưa vào sử dụng ngày nào. Mặc dù được đầu tư đồng bộ từ việc xây dựng cho tới lắp sẵn van, vòi… miễn phí đến cửa nhà người dân. Nhưng thường xảy ra tình trạng là hộ ở đầu nguồn có nước dùng, cho chảy tự do cả xuống ao, xuống ruộng… còn hộ cuối nguồn thì không có nước. Sau đó dẫn tới hiện tượng bể nước bị tắc, đường ống bị hư hỏng hoặc bị phá hoại không có người sửa chữa.
Theo ông Bế Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Kạn, các công trình cấp nước sau khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, được giao cho địa phương quản lý. Tổ quản lý do UBND xã quyết định thành lập, với thành phần chủ yếu là cán bộ xã, thôn… là tổ kiêm nhiệm, không có kinh phí hoạt động, không được hương lương và phụ cấp. Trong khi hầu hết mô hình cộng đồng này không thu được tiền sử dụng nước, nên khi công trình hư hỏng, xuống cấp nhưng không được sửa chữa.
Cũng theo ông Hùng, việc không thu được tiền sử dụng nước của người dân là do không thể áp dụng mức phí tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính (7.000đ/m3). Bởi đối với tỉnh miền núi như Bắc Kạn thì đây là con số rất cao, quá khả năng của đại đa số người dân. Trong khi đó, nếu thu giá thấp hơn, thì địa phương cũng không bố trí được nguồn kinh phí để hỗ trợ bù vào cho người dân.
Trong khi đó thì hầu hết các công trình cấp nước tập trung nông thôn được xây dựng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều. Người hưởng lợi không nhận thức được hết vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với công trình sau khi xây dựng. Do được dùng miễn phí, nên không biết quý trọng nguồn tài nguyên nước, tài sản Nhà nước đầu tư. Nhiều van vòi của gia đình bị hư hỏng thì không tự giác sửa chữa, thậm chí là phá hoại của nhau...
Một trụ vòi nước ở bị hư hỏng trong vườn nhà dân không được sửa chữa làm thất thoát nước. |
Ông Hà Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Kạn cho biết, ngành đã báo cáo vấn đề bất cập này với cơ quan cấp trên để xin ý kiến về giải pháp. Hiện có 2 phương án, thứ nhất là tỉnh bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ kinh phí sử dụng cho người dân. Thứ hai là có chế tài giao cho các tổ vận hành ở địa phương, sau đó tự thoả thuận mức thu phí, tiến tới xã hội hóa việc dùng nước sạch. Chỉ khi thu được phí thì người dân mới có trách nhiệm, và cũng có kinh phí để chi trả cho việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa khi có sự cố... |