Đang tải...
Ngày đăng: 13/11/2019
Chủ đề Ngày nhà vệ sinh thế giới 2019 “Không để ai bị bỏ lại phía sau” cũng là mục tiêu trung tâm của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Năm 2019, Ủy ban tổ chức ngày Nhà vệ sinh thế giới muốn chứng minh rằng nhà vệ sinh không chỉ là nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh còn là nơi bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường, sức khỏe cho con người, đồng thời cũng sẽ là cơ hội cho sự tiến bộ của con người.
Dưới đây là những số liệu thông kê liên quan đến chủ đề Ngày nhà vệ sinh thế giới 2019:
• Trên toàn cầu, hiện có 4,2 tỷ người (chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu) sống mà chưa được tiếp cận với điều kiện vệ sinh an toàn. (WHO / UNICEF 2019).
• 673 triệu người vẫn sử dụng nhà vệ sinh thô sơ trên toàn thế giới. (WHO / UNICEF 2019).
• Trên toàn cầu, ít nhất có 2 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm bởi chất thải con người. (WHO 2019).
• Điều kiện vệ sinh yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây ra 432.000 ca tử vong mỗi năm do bệnh tiêu chảy và là một yếu tố chính trong các bệnh như giun đường ruột, bệnh mắt hột và bệnh sán . (WHO 2019).
• Khoảng 1,5 tỷ người trên toàn thế giới bị nhiễm giun sán truyền qua đất - việc mà có thể ngăn chặn được hoàn toàn nếu điều kiện vệ sinh được an toàn, đảm bảo.
• 297.000 trẻ em dưới năm tuổi tử vong mỗi năm do tiêu chảy do nước uống, vệ sinh và nguồn nước cũng như cách rửa tay không an toàn. (WHO 2019)
• Trung bình, trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột kéo dài có nguy cơ tử vong vì bệnh tiêu chảy cao hơn gần 20 lần do thiếu nước an toàn, thiếu các điều kiện vệ sinh đảm bảo so với bạo lực trực tiếp. (UNICEF 2019).
• 1/3 các trường tiểu học thiếu các dịch vụ vệ sinh và vệ sinh cơ bản, ảnh hưởng đến việc giáo dục hàng triệu trẻ em ở trường, đặc biệt là các bé gái khi tới kỳ kinh nguyệt. (LHQ 2019).
• 1,5 tỷ người hiện sống ở vùng có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe không có dịch vụ vệ sinh an toàn. (WHO / UNICEF 2019)
• 70,8 triệu người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh và đàn áp thường xuyên phải đối mặt việc không được tiếp cận các dịch vụ vệ sinh và nguồn nước an toàn. (UNESCO 2019 và UNHCR 2019)
• Chỉ 17% người tị nạn có quyền tiếp cận sử dụng vệ sinh an toàn tại nơi họ đang tị nạn và sinh sống. Điều này cũng đứng sau mức trung bình toàn cầu nơi 45% dân số toàn cầu được tiếp cận với vệ sinh được quản lý an toàn tại nhà. (UNHCR 2019 và WHO / UNICEF 2019).
• Người giàu thường nhận được các dịch vụ vệ sinh môi trường ở mức cao với chi phí thấp (thường là rất thấp), trong khi người nghèo trả giá cao hơn nhiều cho một dịch vụ có chất lượng tương tự hoặc kém hơn. (UNESCO 2019)
• Do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh khiến nhiều quốc gia phải trả tới 5% GDP do giảm năng suất lao động. (WHO 2012).
• Cứ 1 đô la đầu tư vào vệ sinh cơ bản ở khu vực thành thị, trung bình 2,5 đô la được trả lại trong chi phí y tế tiết kiệm và tăng năng suất. Ở khu vực nông thôn, trung bình 5 đô la được trả lại cho mỗi 1 đô la đầu tư. (Hutton 2015)
• Khi lực lượng lao động vệ sinh toàn cầu tăng lên, nhân viên vệ sinh cần được bảo vệ khỏi phơi nhiễm nghề nghiệp, chẳng hạn như chấn thương do lao động, ô nhiễm không khí tại nơi làm việc và các mầm bệnh, thông qua các biện pháp và cơ sở hạ tầng vệ sinh an toàn và đảm bảo. (WHO 2018).