Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Giải pháp cho vấn nạn khan hiếm nước ở Peru

Ngày đăng: 05/03/2020

 

Trong bối cảnh đó, hai chị em nhà Machaca sinh sống tại đây đã tìm ra một giải pháp tương tự kỹ thuật của người cổ đại để đối phó với tình trạng thiếu nước.

Hai chị em đều là kỹ sư nông nghiệp tên là Magdalena và Marcela Machaca. Giải pháp của họ là xây hồ nhân tạo trên đỉnh núi để thu và trữ nước mưa vào mùa mưa từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Hồ nước nhân tạo này giúp bổ sung nước cho các tầng chứa nước và nguồn nước ngầm để cấp nước cho thành phố, nhất là vào mùa khô.

Cô Marcela cho biết từ đầu năm 1970, họ đã được biết về phương pháp lưu trữ nước của người cổ đại. Năm 1992, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino xảy ra tại Peru khiến nguồn nước trở nên khan hiếm hơn. Chính điều này đã tạo động lực thúc đẩy 2 chị em nhà Machaca đào hồ nước nhân tạo trên đỉnh núi.

Hồ nước nhân tạo đầu tiên của Magdalena và Marcela được đào năm 1995 với sự trợ giúp của Hiệp hội Bartolome Aripaylla, tổ chức do 2 chị em thành lập nhằm áp dụng kỹ thuật truyền thống để giúp các cộng đồng bản xứ cải thiện hoạt động kinh tế. Họ lựa chọn khu đất vốn có địa hình tương tự hồ nước tự nhiên để giảm khối lượng đào đất. Những khe hở được bít kín bằng đất, và các cây dương xỉ bản địa được trồng quanh hồ để chống xói mòn, giúp lọc nước và làm nơi trú ẩn cho các loài chim. Hai chị em cũng đào một số kênh nhỏ để thoát nước cũng như ngăn nước hồ chảy tràn vào mùa mưa và dẫn nước đến những cộng đồng sinh sống ở miền núi.

Họ phải mất nhiều tháng để đào được một hồ nước nhân tạo với đường kính lên tới khoảng 600 mét. Cô Magdalena cho biết mỗi dự án xây hồ nước nhân tạo có kinh phí khoảng 1 triệu USD trong khi chính quyền thành phố không thể tài trợ. Do đó, hai chị em nhà Machaca đã phải chật vật để huy động tài chính cho các dự án mới. Nguồn kinh phí dự án gần như do Hiệp hội Bartolome Aripaylla chi trả và chính quyền thành phố hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Kể từ năm 1995, họ đã xây dựng hơn 120 hồ nhân tạo hiện cung cấp tổng cộng hơn 130 triệu m3 nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của thành phố Ayacucho.

Giới chuyên gia đánh giá cao một trong những giải pháp dựa vào thiên nhiên để đối phó với biến đổi khí hậu nói trên. Chuyên gia quản lý nguồn nước tại Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) Sally Bunnings cho biết nhiệt độ tăng lên cũng như biến đổi khí hậu khiến băng tuyết trên núi tan chảy, đe dọa đến cuộc sống của nhiều cộng đồng vùng cao. Bà Bunnings cho rằng các cộng đồng tại đây nên học theo mô hình xây hồ nhân tạo nói trên để đối phó với tình trạng khan hiếm nước cũng như sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Số liệu cho thấy ngày càng nhiều cộng đồng tại dãy núi Andes thuộc Peru đối mặt với tình trạng khô hạn do biến đổi khí hậu gây ra. Theo Cơ quan quản lý nước sạch  và hệ thống vệ sinh SUNASS của Peru, thành phố Ayacucho có lượng mưa khoảng 130 cm vào năm 1984. Nhưng nay thành phố này chỉ nhận được 50% lượng mưa này mỗi năm.

Băng tuyết, một trong những nguồn cung cấp nước cho cộng đồng Quechua, cũng bị ảnh hưởng do nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Theo một nghiên cứu được công bố tháng 9/2019 trên tạp chí The Cryosphere, Peru đã mất gần 30% diện tích băng tuyết trong giai đoạn từ năm 2000 – 2016.

 

message zalo