Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Chất mới có thể làm sạch nước bị ô nhiễm

Ngày đăng: 08/06/2021

 

Nghiên cứu mới đây do nhóm nghiên cứu đến từ Đại học California Riverside (Mỹ) đã xác định được một chất xúc tác có cấu trúc tương đối đơn giản có thể loại bỏ các hóa chất này, giúp giảm ô nhiễm nước và đất.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách dễ dàng hơn để giảm perchlorate trong nước chỉ trong một bước, không yêu cầu nhiệt độ hoặc áp suất cao. Chất xúc tác cho quá trình này được tạo thành từ ba thành phần khá phổ biến bao gồm: Sodium molybdate, bipyridine và palladium. Với sự tham gia của một vài khí hydro, ba thành phần trên đã trở thành chất xúc tác hoàn hảo phá vỡ perclorate một cách nhanh chóng và gần như hoàn toàn.

Changxu Ren, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, chất xúc tác này hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ chất xúc tác hóa học nào khác từ trước đến nay. Nó làm giảm hơn 99,99% perclorate, bất kể nồng độ perclorate ban đầu là bao nhiêu.

Được tạo thành từ một nguyên tử clo và bốn nguyên tử oxy, perchlorate là chất oxy hóa mạnh được sử dụng phổ biến nhất trong nhiên liệu tên lửa, pháo hoa và pháo sáng. Chúng cũng được tạo ra như một sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất hóa chất tẩy rửa và thuốc diệt cỏ dại, từ đó sau quá trình sử dụng sẽ bị thải ra môi trường, ngấm vào nguồn nước và đất gây ô nhiễm.

Người tiếp xúc với perchlorate liều lượng cao có thể mắc các vấn đề lên quan tuyến giáp và các tác động tiềm ẩn khác đối với sức khỏe.

Nhóm nghiên cứu cũng thông tin rằng, chất xúc tác mới hoạt động tốt ở nhiều môi trường có các nồng độ khác nhau của chất ô nhiễm (từ dưới 1 mg mỗi lít, cho đến 10 g mỗi lít). Điều đó có nghĩa là chất xúc tác trên có thể hữu ích trong việc xử lý nước bị ô nhiễm trên khi trồng thực phẩm an toàn, thậm chí sản xuất oxy.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước rất quan ngại. Nguồn nước ở khu vực châu Á đang bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt là tình hình ô nhiễm nước ở đới ôn hòa tại Châu Á. Đây là là “tụ điểm” của các nhà máy công nghiệp. Vì khâu xử lý xả thải làm không kỹ càng lại được xả trực tiếp vào sống hồ. Điều này làm nguồn nước ở Châu Á bị ô nhiễm nặng nề hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nước ở khu vực Châu Á bị ô nhiễm về mặt và có lượng vi khuẩn cao gấp 3 lần so với mức trung bình thế giới.

Tại châu Mỹ, có đến 40% các sông tại Hoa Kỳ bị ô nhiễm và 46% môi trường nước không còn đủ khả năng để duy trì sự sống cho sinh vật. Lượng rác thải nhựa bị đổ ồ ạt ra đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái. 

Có thể thấy,tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới đang rơi vào báo động đỏ. Các vấn đề về môi trường đang được các nước phát triển lưu tâm và đẩy mạnh. Trước tác hại của ô nhiễm nước, các chất xả thải bị dồn ra các nguồn sống, hồ đã khiến sông bị ô nhiễm. Đi cùng với nó là những hậu quả nguy hại đến con người và sinh vật. Vấn đề này dẫn đến việc thủy sinh bị giảm hoặc tuyệt chủng. Điều này một phần làm hệ sinh thái trong tự nhiên bị mất cân bằng.

Môi trường nước bị ô nhiễm khiến trong nước chứa nhiều tạp chất hơn. Có thể kể đến những vấn đề trong nước như: Nhiễm kim loại nặng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vi khuẩn trong nước thải. Những vấn đề trên đều là nguyên nhân gây độc cho con người. Tích tụ hóa chất trong người quá nhiều còn gây nên một số bệnh lý nguy hiểm. Có thể dẫn đến ung thư, đột biến, bại liệt ở người.

Vì vậy, mỗi quốc gia cần có các công cụ, thể chế cũng như khung pháp lý, quy định cần thiết để phân bổ, điều tiết và bảo tồn tài nguyên nước trước biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Đầu tư vào công nghệ tiên tiến sẽ giúp nâng cao khả năng bảo tồn và bảo vệ tài nguyên nước, tái chế nước mưa, nước thải, phát triển các nguồn nước, tăng cường lưu trữ nước. Việc đảm bảo sự áp dụng và thích ứng những tiến bộ này đóng vai trò là chìa khóa để tăng cường an ninh nước trên toàn cầu.

Tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, hiện mỗi năm, có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém, gần 250.000 người nhập viện vì bị tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước. 

Trong khi đó, WHO cũng từng cảnh báo về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, khi tổ chức này đưa ra thông tin có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch và chất lượng nước kém, thiếu vệ sinh. Bên cạnh đó, có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen.

 

message zalo