Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Dự án UNICEF

1. Tên dự án: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững và phát triển trẻ thơ toàn diện (Viết tắt là Dự án WASH)                          

2. Cơ quan Liên Hợp Quốc hỗ trợ Dự án: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

3. Cơ quan chủ quản – Cơ quan đối tác cấp quốc gia: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)

Địa chỉ: Số 2, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 38459670                 Fax: (84-24) 37330752

4. Đơn vị đề xuất dự án: Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NCERWASS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Địa chỉ: Số 73, Nguyên Hồng - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội  

Điện thoại: (84-24) 38355964                 Fax: (84-24) 37760439

5. Chủ dự án - cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn  (NCERWASS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Địa chỉ: Số 73 Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 38355964               Fax: (84-24) 37760439

6. Các cơ quan đồng thực hiện: 

  • Văn phòng Điều phối Quan hệ đối tác Nước sạch và Vệ sinh nông thôn (RWSSP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang;
  • Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh An Giang;
  • Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh An Giang.

7. Thời gian:  9/2017  12/2021

8. Địa điểm triển khai dự án: Toàn quốc, tập trung hỗ trợ kỹ thuật triển khai thí điểm mô hình tại Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum và An Giang.

9.  Tổng kinh phí dự án: 1.815.000 Đô la Mỹ (USD) tương đương 40.474 triệu VNĐ

9.1 Tổng nguồn vốn ODA: 1.690.000 USD tương đương 37.687 triệu VNĐ

a. Tổng nguồn vốn ODA đã cam kết: 419.994 USD tương đương 9.366 triệu VNĐ

  • Nguồn đã sẵn có: 220.000 USD tương đương  4.906 triệu VNĐ
  • Nguồn khác đã có sẵn: 199.994 USD tương đương 4.460 triệu VNĐ

b. Tổng nguồn vốn ODA sẽ được huy động: 1.270.006 USD tương đương 28.321 triệu VNĐ

9.2. Nguồn vốn đối ứng: 2.783 triệu VNĐ tương đương 125.000 USD

10. Phương thức cấp nguồn ODA: Vốn viện trợ không hoàn  lại.

 

* Với dân số 91 triệu người, trong vòng 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và thành tích xóa đói giảm nghèo ấn tượng. Công cuộc cải cách hiệu quả đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo của Thế giới, với tổng thu nhập bình quân đầu người ở mức 389 USD năm 1984, trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt tới 1.685 USD năm 2015. Thành tựu này được thể hiện bằng tỷ lệ nghèo toàn quốc đã giảm đáng kể xuống còn 9,6%. Tuy nhiên, nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc vẫn ở mức 23,8% và Tây Nguyên 17,8%. Đây là những số liệu xác định mức nghèo ở nông thôn Việt Nam vẫn tương đối cao. Và bên cạnh sự khác biệt giữa các vùng miền, mức nghèo giữa các nhóm dân tộc Kinh/Hoa và dân tộc thiểu số vẫn còn có sự chênh lệch tương đối rõ rệt. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số chỉ 1/6 mức thu nhập bình quân toàn quốc.

Mặc dù đã đạt được thành tựu đáng kể, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với các vấn đề y tế nghiêm trọng mà Chính phủ đang rất mong muốn giải quyết. Tỷ lệ tử vong sau sinh ở trẻ dưới 5 tuổi do tiêu chảy và viêm phổi ở mức 41%; dù đây là những bệnh có thể được phòng ngừa nếu được cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường. Hơn nữa, bằng chứng gần đây cho thấy, các ca lây nhiễm tiêu chảy, giun sán và bệnh đường ruột mãn tính ở trẻ em do điều kiện môi trường không đảm bảo đều liên quan tới nước uống không an toàn, thiếu điều kiện vệ sinh cá nhân và môi trường. Điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trẻ thơ. Bên cạnh nguyên nhân do ăn uống thiếu chất, hiện Việt Nam có hơn ¼ trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi do tiêu chảy, nhiễm giun sán và bệnh đường ruột do môi trường. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN), tỷ lệ thấp còi chiếm tới 41% ở trẻ em dân tộc thiểu số là mức cao. Sự khác biệt về chiều cao không thể thay đổi được sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhận thức và năng suất lao động trong tương lai của trẻ. Yếu tố này phản ánh tính cấp thiết của công tác cải thiện nước sạch và vệ sinh môi trường bền vững của môi trường sống. 

Dự án “Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn bền vững và phát triển trẻ thơ toàn diện” gắn liền với phát triển lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn như sau:

1. Với ngành: Nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và nước uống an toàn sẽ quyết định lớn tới sức khỏe cộng đồng. Đã có những tiến triển đáng kể nhằm tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và sống trong điệu kiện vệ sinh môi trường nông thôn cơ bản trong những năm qua như: Tiếp cận với nguồn cấp nước cơ bản ở mức 86% năm 2015, so với 63% năm 1990. Tương tự, tiếp cận với vệ sinh môi trường cơ bản đạt 72% vào năm 2015, so với 36% vào năm 1990 (JMP, 2015). Tuy nhiên, với tham vọng xóa bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi vào năm 2025 và đảm bảo cung cấp nước uống an toàn cho mọi người dân vào năm 2030, sự bất bình đẳng giữa các khu vực vẫn là mối quan ngại lớn, đặc biệt với độ bao phủ thấp hơn rất nhiều tại một số khu vực nông thôn nghèo, khó khăn như: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Và đây là vấn đề thách thức trong giai đoạn 2017-2021.

2. Hỗ trợ đạt được mục tiêu phát triển bền vững khác: Bên cạnh việc hỗ trợ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững số 6 trong lộ trình đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đạt được các tiến bộ trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, Dự án cũng hỗ trợ đạt được một số mục tiêu phát triển bền vững khác. Trong tổng số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SGD) thì các biện pháp can thiệp của cấp nước và vệ sinh môi trường đóng góp vào quá trình phát triển xã hội từ dự án thì: Dự án sẽ tiếp tục cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh môi trường tại các trường học/mẫu giáo (Mục tiêu bền vững số 4) và các cơ sở chăm sóc y tế (Mục tiêu bền vững số 3), đạt được bình đẳng giới tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái (Mục tiêu số 5), tập trung vào nước uống an toàn, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường khi hỗ trợ chương trình giảm tình trạng suy dinh dưỡng (Mục tiêu bền vững số 2) và chấm dứt tình trạng nghèo cho trẻ em (Mục tiêu bền vững số 1) và các biện pháp can thiệp ngành giúp bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi tình trạng bạo lực và nhục mạ (Mục tiêu bền vững số 16). Các đầu vào của nước sạch và vệ sinh cũng góp phần đạt được mục tiêu về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu (Mục tiêu bền vững số 13) và các lĩnh vực khác bao gồm điều kiện làm việc phù hợp (Mục tiêu bền vững số 8). 

3. Nước vệ sinh là một hợp phần của các Chương trình Quốc gia: Các biện pháp can thiệp nước và vệ sinh được lồng ghép vào các Chương trình phát triển nông thôn, Xóa đói giảm nghèo, Y tế và Dân số, cũng như Kế hoạch phát triển của ngành đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững, với vai trò và trách nhiệm được phân rõ ràng giữa các cấp từ trung ương đến địa phương dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Y tế được giao trách nhiệm thúc đẩy cấu phần vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân thông qua các đối tác tại địa phương thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng. Có thể mở rộng phạm vi nước sạch và vệ sinh thông qua Chương trình giảm nghèo quốc gia.

Chương trình - dự án khác

Dự án World Bank

Dự án World Bank

Tên dự án: Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng
Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới.
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND 4 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
         

Dự án ADB

Dự án ADB

Tên dự án: Dự án Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung.
Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

message zalo