Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Dự án ADB

THÔNG TIN GIỚI THIỆU DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÙNG MIỀN TRUNG

Tên dự án:

Dự án Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung.

Mã dự án:

2609-VIE (SP)

Tên nhà tài trợ:

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Cơ quan chủ quản:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Địa chỉ liên lạc:

Số 2 - Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội
ĐT: 04.7332205

Đơn vị đề xuất dự án:

Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

Địa chỉ liên lạc:

73 Nguyên Hồng - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 04.8355964     Fax: 04.7760439

Chủ dự án:

Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn - Sở Nông nghiệp và PTNT 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định.  

Địa chỉ liên lạc:

73 Nguyên Hồng - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 04.8355964     Fax: 04.7760439

Thời gian thực hiện:

2010 - 2016

Địa điểm thực hiện dự án:

06 tỉnh miền Trung gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định.

Tổng ngân sách dự án:

50.000.000 USD

Ngân sách của ADB:

 45.000.000 USD

Đối ứng dự kiến:

5.000.000 USD

Hình thức:

Vốn vay 

 

1. Mục tiêu của dự án:

1.1. Mục tiêu dài hạn:

  • Nâng cao sức khoẻ, điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh.
  • Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
  • Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng.

1.2. Mục tiêu ngắn hạn:

  • Cung cấp nước sạch và vệ sinh cho khoảng 24 công trình cấp nước của 06 tỉnh (khoảng 350.000 dân nông thôn) góp phần thực hiện được mục tiêu quốc gia đến 2020;
  • Đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của cộng đồng một cách đầy đủ, bền vững và hỗ trợ cộng đồng cải thiện các công trình vệ sinh hộ gia đình và công cộng;
  • Nâng cao hiểu biết và nhận thức cho người dân về sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh, thay đổi các hành vi vệ sinh để nâng cao sức khoẻ gia đình và cộng đồng;
  • Nâng cao năng lực cộng đồng dân cư làng, xã trong việc tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý công trình hạ tầng cơ sở và cho chính quyền địa phương trong việc động viên và hỗ trợ cộng đồng thực hiện dự án một cách hiệu quả.

2. Nội dung của dự án:

Dự án bao gồm 5 hợp phần: Cấp nước sạch; Cải thiện vệ sinh công cộng và hộ gia đình; Nâng cao nhận thức về vệ sinh; Tăng cường năng lực lập kế hoạch ngành và tổ chức thực hiện; Nâng cao năng lực quản lý dự án. Cụ thể:

Hợp phần 1: Cấp nước:

- Kết quả: Dự kiến đến hết năm 2016, khoảng 24 hệ thống cấp nước tập trung sẽ hoạt động, cung cấp nước cho khoảng 65.000 hộ gia đình tương đương 350.000 người.

- Dây chuyền công nghệ: Các hệ thống cấp nước tập trung sẽ bao gồm: (i) một nguồn nước thô: giếng khoan hoặc nguồn nước mặt; (ii) đường ống dẫn chính; (iii) hạng mục xử lý; (iv) trạm bơm nước (nếu cần); (v) bể chứa nước; (vi) hệ thống phân phối, và; (vii) đấu nối hộ gia đình, có đồng hồ nước.

- Kinh phí: Dự án và chính phủ sẽ cấp ngân sách đầu tư. Người hưởng lợi sẽ phải chi trả phí dịch vụ bao gồm phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng và khấu hao công trình.

- Mô hình quản lý, vận hành công trình sau đầu tư: Dự án sẽ hỗ trợ mô hình Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý; tập trung nâng cao năng lực quản lý và đội ngũ cán bộ, nhân viên vận hành trước và trong quá trình vận hành hệ thống.

Hợp phần 2: Cải thiện vệ sinh công cộng và hộ gia đình.

- Kết quả: Dự kiến đến năm 2016, có 65.000 hộ gia đình sẽ có nhà tiêu hợp vệ sinh; Trường học, Trạm y tế xã và khu vực công cộng có nhà tiêu hợp vệ sinh; Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được cải tạo.

- Công nghệ: Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng các loại nhà vệ sinh hộ gia đình đã được Bộ Y tế ban hành và mẫu thiết kế nhà vệ sinh cho trường học được Bộ Giáo dục & ĐT phê duyệt tùy theo điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng địa phương.

- Kinh phí:

+ Cho vay tín dụng ưu đãi: Cấp vốn thực hiện Quỹ quay vòng cho Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện; mức vay bằng toàn bộ chi phí đầu tư cho công trình. 

+ Khoản trợ cấp: Các hộ gia đình nghèo xét theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động -TB&XH được hỗ trợ khoảng 70% tổng chi phí xây dựng nhà vệ sinh.

- Mô hình quản lý, vận hành công trình sau đầu tư: Các hộ gia đình và các đơn vị hưởng lợi sẽ trực tiếp quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình.

Hợp phần 3: Nâng cao nhận thức về vệ sinh.

- Kết quả: Dự kiến đến năm 2016, ít nhất 90% dân số trong khu vực Dự án được tiếp cận và sử dụng các hệ thống cấp nước và ít nhất phải có 90% trên tổng số nhà vệ sinh đưa vào hoạt động và bảo trì tốt.

- Nội dung: gồm 03 hoạt động chính:

+ Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai các tiểu dự án;

+ Hình thành và tập huấn Ban Nước sạch và vệ sinh xã (WSCCs) và hỗ trợ các Tuyên truyền viên về sức khỏe và vệ sinh (HSPs);

+ Thay đổi hành vi về thực hành vệ sinh tốt thông qua Thông tin - giáo dục - truyền thông (IEC).

Dự án sẽ thông qua Phương pháp tiếp cận dựa trên Cộng đồng (CBA) như là một phương pháp then chốt để huy động cộng đồng tham gia và triển khai các hoạt động IEC.

Kế hoạch CBA-IEC sẽ được thiết kế dựa trên các điều kiện thực tiễn tốt nhất tại Việt Nam. Kế hoạch IEC bao gồm các yếu tố tham gia của cộng đồng thúc đẩy thay đổi toàn bộ hành vi vệ sinh và vệ sinh môi trường trong điều kiện phù hợp. Chương trình sẽ được triển khai tại các tiểu dự án chỉ định nhằm nâng cao khả năng nhận thức mối quan hệ giữa nước, vệ sinh, thay đổi hành vi và dần dần thay đổi đáng kể sức khỏe và điều kiện môi trường. Tiến độ triển khai kế hoạch sẽ được xác định thông qua khảo sát trực tuyến và và các khảo sát tiếp theo.

Ban Nước sạch và Vệ sinh Xã (WSCCs) sẽ được thành lập bao gồm lãnh đạo xã, đại diện Hội Phụ nữ xã và các tổ chức khác, nhân viên y tế xã, trưởng thôn, đại diện người sử dụng nước sạch, giáo viên.

Hợp phần 4: Tăng cường năng lực lập kế hoạch ngành và tổ chức thực hiện.

Nội dung chính gồm 03 hoạt động:

- Cải thiện quy trình vận hành và bảo dưỡng (O&M) các công trình cấp nước;

- Giám sát và Đánh giá (M&E) một cách hiệu quả về đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh;

- Xây dựng năng lực của Hội Phụ nữ cấp Xã và Tỉnh trong việc quản lý các quỹ quay vòng dành cho hệ thống vệ sinh.

Hợp phần 5: Nâng cao năng lực quản lý dự án.

Nội dung chính gồm 02 hoạt động:

- Hỗ trợ các cuộc hội thảo định hướng dự án nhằm thông tin cho các bên liên quan của dự án về thiết kế của dự án và các tiêu chí phù hợp của các xã được tham gia vào dự án.

- Chương trình phát triển năng lực cho Trung tâm Nước sạch và VSMT tỉnh, Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh, các Sở ban ngành có liên quan, Ban Nước sạch và Vệ sinh Xã.

Chương trình - dự án khác

Dự án World Bank

Dự án World Bank

Tên dự án: Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng
Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới.
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND 4 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
         

Dự án UNICEF

Dự án UNICEF

Tên dự án: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững và phát triển trẻ thơ toàn diện (Viết tắt là Dự án WASH)   
Cơ quan Liên Hợp Quốc hỗ trợ Dự án: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
Cơ quan chủ quản - Cơ quan đối tác cấp quốc gian: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)

message zalo